Phân loại mũ bảo hộ lao động

Không phải mọi bảo hộ đều giống nhau và được dùng chung cho tất cả các ngành nghề, công việc. Hiểu mũ bảo hộ lao động là gì và các loại mũ bảo hộ lao động thông dụng giúp doanh nghiệp và người lao động lựa chọn đúng loại mũ, đảm bảo an toàn lao động trong công việc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của bảo hộ lao động Thanh Bình để được cung cấp thông tin hữu ích nhé!

Phân loại mũ bảo hộ lao động
Phân loại mũ bảo hộ lao động

Mũ bảo hộ lao động là gì?

Mũ bảo hộ lao động là loại mũ/nón bảo vệ phần đầu cho công nhân, kỹ sư, thợ làm các công việc đặc thù khỏi những tác nhân gây thương tích đầu do va đập hoặc giữ cố định phần tóc (không rủ xuống che mắt nhìn, không rớt vào thành phẩm khi rụng, không xoắn vào máy móc, thiết bị khác…) đảm bảo chất lượng công việc trong giờ làm.

Mũ bảo hộ lao động được đánh giá là 1 trong những vật dụng quan trọng nhất trong danh sách đồ bảo hộ lao động của công nhân. Tùy vào từng công việc, tính chất công việc mà mỗi ngành nghề, vị trí sẽ quy định loại mũ bảo hộ lao động khác nhau về mẫu mã, hình dáng, kích thước, chất liệu, công năng…

Vật liệu thường sử dụng cho mũ bảo hộ

Để bảo vệ phần đầu quan trọng, nón bảo hộ công nhân thường được làm từ các vật liệu chắc chắn, có khả năng chống va đập và độ bền cao như nhựa ABS tổng hợp, nhựa HDPE, Poly, nhôm, sợi thủy tinh… Trong đó, nhựa ABS là lựa chọn phổ biến nhờ tính dẻo dai, bền bỉ và khả năng hấp thụ lực tốt, đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động.

Phân loại mũ bảo hộ lao động

Mũ bảo hộ lao động được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, có thể dựa vào chất liệu, nguồn gốc xuất xứ…

Phân loại mũ bảo hộ lao động
Phân loại mũ bảo hộ lao động

Phân loại mũ bảo hộ lao động dựa theo chất liệu

  • Mũ bảo hộ lao động vải: Loại mũ này được làm từ các loại vải mềm mại, thoáng khí để tạo cảm giác thông thông, dễ chịu khi đội. Chúng có thể sử dụng chất liệu vải kaki hay dùng vải dù có độ bền cao, ít bị phai màu theo thời gian. Các loại mũ bảo hộ vải cũng được thiết kế với nhiều kiểu dáng thời trang, trẻ trung, phù hợp với từng đặc thù của mỗi ngành nghề. Mũ bảo hộ bằng vải thường được sử dụng cho các công việc trong nhà như chế biến thực phẩm, đầu bếp, may mặc…
  • Mũ cối bảo hộ có màu xanh đặc trưng được sử dụng phổ biến trong quân đội hay trong các ngành sản xuất do đặc tính gọn nhẹ, chống nắng che mưa tiện lợi. Mũ có phần đầu được sản xuất từ nhựa tổng hợp hoặc bột giấy ép, giấy bồi. Vải bọc bên ngoài được làm từ chất liệu kaki khá bền, cứng, khó rách và đâm thủng. Mũ cối bảo hộ có đặc tính vượt trội như chống va đập, chống chịu nước, hạn chế mốc, mục.
  • Mũ bảo hộ lao động nhựa: Chúng thường được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp nhẹ và nặng. Mũ bảo hộ nhựa có các phần gồm vỏ mũ, lớp lót bên trong, quai mũ, vành mũ. Chất liệu chuyên dụng sử dụng để sản xuất mũ bảo hộ như nhựa ABE, ABF, Hp, HDPE… Lớp lót bên trong được dệt từ chất liệu bền có mút đệm. Ngoài ra một số loại mũ đặc biệt còn có thêm lớp vải chống tĩnh điện, chống nhiệt, chống cháy nổ, vải tráng bạc, nomex sử dụng trong phòng sạch – thí nghiệm…

Phân loại mũ bảo hộ theo nguồn gốc

Mũ bảo hộ lao động trên thị trường Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ các cơ sở sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài.

  • Mũ bảo hộ sản xuất trong nước thường gồm các loại mũ bảo hộ bằng vải hoặc mũ cối. Những loại mũ này có khả năng chống nắng nóng, chống va đập đáp ứng với TCVN, giá thành rẻ, phù hợp với nhiều nhà thầu xây dựng, nhà máy tại Việt Nam.
Phân loại mũ bảo hộ theo nguồn gốc
Phân loại mũ bảo hộ theo nguồn gốc
  • Mũ bảo hộ nước ngoài: Các thương hiệu mũ bảo hộ lao động nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như Honeywell, 3M (Mỹ), COV (Hàn Quốc)… Mức giá của các loại mũ này cao hơn so với các loại mũ bảo hộ nội địa. Tuy nhiên có thêm những tính năng vượt khác như khả năng chống nhiệt, chống va đập, chống tĩnh điện, thấm hút mồ hôi tốt… Các loại mũ bảo hộ nước ngoài đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hộ lao động

  • Nên kiểm tra mũ bảo hộ lao động trước mỗi lần sử dụng.
  • Khi thêm hoặc sử dụng các phụ kiện nên được tư vấn từ nhà sản xuất.
  • Kiểm tra miếng lót hút mồ hôi để đảm bảo nó thoải mái, không gây bất tiện khi sử dụng.
  • Quai mũ và núm vặn nên được điều chỉnh để mũ bảo hộ lao động cố định và thoải mái trên đầu.
  • Tuyệt đối không vén quai mũ trên vành hoặc đính lên mũ bảo hộ lao động. Không đội thêm bất cứ loại mũ nào bên dưới mũ bảo hộ lao động để tránh việc gây khó khăn đối với hệ thống dây đeo.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *