Tiêu chuẩn EN166 trên kính bảo hộ: Những điều cần biết

“Tiêu chuẩn EN166 trên kính bảo hộ: Những điều cần biết” – Trong môi trường lao động tiềm ẩn nhiều nguy cơ, việc bảo vệ đôi mắt là vô cùng quan trọng. Tiêu chuẩn EN166 được thiết lập để đảm bảo kính bảo hộ đáp ứng các yêu cầu an toàn cần thiết, bảo vệ hiệu quả cho người sử dụng. Hiểu rõ về tiêu chuẩn này giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp, đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình làm việc. Vậy cụ thể ra sao, cùng Thanh Bình giải đáp tại bài viết này nhé!
Tiêu chuẩn EN166 trên kính bảo hộ: Những điều cần biết
Tiêu chuẩn EN166 trên kính bảo hộ: Những điều cần biết

Tiêu chuẩn DIN EN 166 là gì ?

Tiêu chuẩn DIN EN 166 là đánh giá là tiêu chuẩn Châu Âu bao gồm các yêu cầu đối với kính bảo vệ. Gồm các quy định về những phương pháp kiểm tra quang học và phi quang học.Cũng giống như tiêu chuẩn ANSI và tiêu chuẩn DIN EN 166 được đánh giá trên cả khung lẫn mắt kính.

Ngoài ra cụm từ chuẩn DIN mà người ta thường hay nói ở đây chính là sự đánh giá hàng đạt chuẩn của Viện Tiêu chuẩn Đức, viết tắt là DIN theo tiếng Đức “Deutsches Institut für Normung e.V.” và CE là đánh dấu hàng đạt chuẩn chất lượng an toàn của Châu Âu.

EN 166 quy định các yêu cầu tối thiểu đối với một loạt các thử nghiệm tính năng. Tiêu chuẩn này gồm một tập hợp các yêu cầu được gọi là ‘yêu cầu cơ bản’, có thể được coi là bắt buộc trong sản xuất kính bảo hộ, nó bao gồm :

  • Kính bảo vệ mắt phải không có các cạnh sắc hoặc các khuyết tật, có thể gây khó chịu hoặc thương tích trong quá trình sử dụng.
  • Không bộ phận nào của kính bảo vệ mắt tiếp xúc với người đeo phải được làm bằng vật liệu được biết là có thể gây kích ứng da.
  • Băng đô phải rộng ít nhất 10mm trên bất kỳ phần nào có thể tiếp xúc với đầu của người đeo. Băng đô phải có thể điều chỉnh hoặc tự điều chỉnh.
  • Kính mắt EN166 phải được kiểm tra để đạt các tiêu chuẩn thích hợp.

Những tiêu chuẩn DIN EN 166 thường được chú trọng hơn bởi các nhà sản xuất mắt kính bảo hộ muốn sản phẩm của mình đạt chuẩn Châu Âu, do đó các tài liệu về những thông số đánh giá này thường rất dài và được lưu trong các tệp tài liệu trả phí. Cụ thể cách ghi nhãn ký hiệu của chúng cũng khá tương đồng với ANSI, ví dụ như:

Ở đây ví dụ như các bạn đang nhìn thấy dãy kí hiệu W-166-3-FT-CE theo tiêu chuẩn EN của nhà sản xuất nó sẽ có nghĩa là:

Tiêu chuẩn DIN EN 166
  • W = Kính lồi
  • 166 = EN 166
  • 3 = Bảo ​​vệ chất lỏng
  • F = chịu tác động ở tốc độ thấp
  • T = được thử nghiệm dưới nhiệt độ khắc nghiệt
  • CE = nhãn hiệu chứng nhận.

Tiêu chuẩn EN166: 2001 là đánh giá phổ biến nhất, ngoài ra theo tiêu chuẩn an toàn về kính bảo hộ của Châu Âu chúng có rất rất nhiều phiên bản khác nhau theo từng năm. Do đó, nếu bạn là một nhà sản xuất kính mắt đạt chuẩn Châu Âu hãy chú ý tới các tiêu chuẩn này qua những tài liệu bắt buộc trả phí trên mạng.

Tiêu chuẩn an toàn kính mắt liên quan

EN ISO 4007: 2018 (Đã thay thế thành EN 165: 2005): Bảo vệ mắt và mặt

EN 167: 2001: Mắt kính bảo hộ – Phương pháp kiểm tra quang học

EN 168: 2001: Phương pháp kiểm tra không quang học

EN 169: 2002: Bộ lọc hàn và các kỹ thuật liên quan – Yêu cầu truyền và sử dụng được khuyến nghị

EN 170: 2002: Bộ lọc tia cực tím – Yêu cầu truyền và sử dụng được khuyến nghị

EN 171: 2002: Bộ lọc hồng ngoại – Yêu cầu truyền và sử dụng được khuyến nghị
EN 172: 1995: Bộ lọc Sunglare dùng trong công nghiệp

EN 175: 1997: Bảo vệ mắt và mặt trong quá trình hàn và các công việc tương tự

EN 379: 2003 + A1: 2009: Bộ lọc hàn tự động

EN 1731: 2006: Bảo vệ mắt và mặt lưới

Chuyên mục: BLOG

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *