Kính bảo hộ là thiết bị không thể thiếu trong một số ngành đặc thù giúp bảo vệ đôi mắt và cơ thể trước những tác nhân gây hại. Kính bảo hộ thường được làm từ chất liệu Polycarbonate. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của bảo hộ lao động Thanh Bình để được cung cấp thông tin hữu ích nhé!
Kính bảo hộ lao động là gì?
Cấu tạo của kính bảo hộ
Bộ phận | Đặc điểm |
---|---|
Gọng kính | – Thiết kế ôm sát vào khuôn mặt, nhẹ nhàng để không gây cảm giác nặng nề hay kích ứng da.– Đảm bảo sự thoải mái và dễ chịu cho người sử dụng. |
Tròng kính | – Sản xuất từ polycarbonate có độ dày khoảng 3mm.– Chức năng chống trầy xước, chống va đập, chống hóa chất, chống sương, chống tia lửa, và nhiều tính năng khác. |
Kí hiệu tiêu chuẩn | – Trên mỗi chiếc kính đều có kí hiệu về tiêu chuẩn và công dụng.– Giúp người sử dụng dễ dàng xác định và sử dụng kính sao cho phù hợp với khả năng bảo vệ của từng chiếc kính. |
Đặc điểm của kính bảo hộ lao động
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các loại kính bảo hộ khác nhau. Mỗi loại kính bảo hộ lao động có những ưu nhược điểm và cấu tạo riêng biệt tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau.
Tuy nhiên, các loại kính bảo hộ đều có chung các đặc điểm và cấu tạo như sau:
- Các sản phẩm kính bảo hộ có phần mắt kính thường được chế tạo từ các vật liệu như: polycarbonate, nhựa ABS, cao su tự nhiên,… nhằm giúp tăng độ bền của kính lên tối đa và giúp ngăn chặn các vật thể bên ngoài môi trường tác động đến mắt hay giúp chống tình trạng chói lóa mắt khi nhìn vào ánh sáng có cường độ cao
- Kính được thiết kế rất vừa vặn với khuôn mặt của người sử dụng, tạo cảm giác thoải mái tối đa khi đeo kính
- Phần gọng kính được chế tạo từ nhựa kính giúp tăng độ bền và độ dẻo của kính
- Mắt kính có một lớp phủ bên ngoài có tác dụng chống xước, chống lóa hay chống đọng sương cho người sử dụng kính. Ngoài ra, lớp phủ trên mắt kính này còn có tác dụng tăng tính thẩm mĩ cho kính bảo hộ. Các lớp phủ trên bề mặt mắt kính giúp tăng độ bền và tuổi thọ của sản phẩm, giúp người lao động có thể sử dụng kính mắt lâu dài.
Vật liệu chế tạo kính bảo hộ
Kính bảo hộ là sản phẩm không thể thiếu trong các ngành công nghiệp và các môi trường làm việc nguy hiểm. Việc chọn lựa đúng vật liệu chế tạo kính bảo hộ không chỉ đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng mà còn tăng cường hiệu suất và thoải mái trong công việc. Dưới đây là những vật liệu phổ biến được sử dụng để chế tạo kính bảo hộ:
- Polycarbonate (Polycarb)
Polycarbonate là một loại nhựa dẻo, trong suốt và siêu nhẹ, rất phổ biến trong sản xuất kính bảo hộ. Vật liệu này có độ bền cao và khả năng chịu va đập tốt, giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các vật thể độc hại và va chạm.
- Polyurethane (PU)
Polyurethane là một loại chất liệu linh hoạt và mềm mại, giúp kính bảo hộ ôm sát khuôn mặt người đeo và tạo cảm giác thoải mái. Vật liệu này cũng khá bền và chịu được nhiều hóa chất, là lựa chọn phổ biến cho các ứng dụng y tế và công nghiệp hóa chất.
- Nylon (Polyamide)
Nylon là một loại vật liệu chịu lực và bền, thường được sử dụng trong các kính bảo hộ chống va đập. Nylon có độ linh hoạt tốt, giúp kính ôm sát khuôn mặt và đảm bảo độ an toàn trong môi trường làm việc đầy rủi ro.
- Acetate
Acetate là loại nhựa cellulose chịu hóa chất và nhiệt độ cao, thích hợp cho việc chế tạo kính bảo hộ chống hóa chất. Vật liệu này nhẹ và thoáng khí, giúp người đeo cảm thấy thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài.
Những vật liệu chế tạo kính bảo hộ trên không chỉ đáp ứng các yêu cầu về an toàn mà còn mang lại sự thoải mái và linh hoạt cho người sử dụng, là yếu tố quan trọng để tăng cường hiệu suất làm việc trong môi trường làm việc đầy thách thức.
Tiêu chuẩn của kính bảo hộ lao động
Một chiếc kính bảo hộ chất lượng cần phải đạt được những tiêu chuẩn sau đây:
- ANSI Z87.1: Tiêu chuẩn ANSI Z87.1 của Mỹ đặt ra các yêu cầu cao cấp cho kính bảo hộ, nhằm giảm thiểu chấn thương cho mắt trong các môi trường công việc như vận hành, lắp ráp, máy móc, cắt, hàn, và xử lý hóa chất. Kính phải bảo đảm có khả năng chống va đập, bức xạ ion hóa, và tiếp xúc với chất lỏng do văng bắn. Kính còn phải có độ bền bảo và tạo cảm giác thoải mái cho người đeo, và có khả năng chống đọng sương khi sử dụng.
- EN 166: Đây là tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu đặt ra yêu cầu tối thiểu cho kính bảo hộ mắt phải đảm bảo được kính không có cạnh sắc nhọn, chất liệu thân thiện với da không gây dị ứng, và gọng đeo hoặc dây đeo có thể điều chỉnh kích thước dễ dàng. Kính phải có khả năng chống UV, có độ bền cao và có khả năng chống nhiệt, lửa, và ăn mòn.
- EN 169: Tiêu chuẩn EN 169 áp dụng cho kính hàn, đặt ra các yêu cầu về độ truyền và bộ lọc chống tia cực tím, tia hồng ngoại, cùng khả năng chịu nhiệt.
- EN 170: Đây là tiêu chuẩn Châu Âu chuyên về khả năng chống tia cực tím, tia UV, và UB, nhằm bảo vệ mắt tránh tình trạng giảm thị lực và đục thủy tinh thể.
- Z 94.3: Tiêu chuẩn Z 94.3 đặt ra các yêu cầu về khả năng chống cháy, tính dễ cháy, bộ lọc hàn, tự động làm tối, cũng như khả năng chống các vật thể, hạt bay, chất lỏng văng tung tóe, kim loại nóng chảy, và chống tia cực tím, hồng ngoại.
- EN 175: Đây là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu an toàn để bảo vệ mặt và mắt của người sử dụng khỏi bức xạ quang học, các rủi ro, và nguy hiểm trong các hoạt động như hàn, cắt, cơ khí, hỏa hoạn, điện, và nhiều hoạt động khác.