Giày bảo hộ hay giày bảo hộ lao động là một loại giày có cấu tạo đặc biệt như: Mũi thép, đế lót thép, chống trơn trượt, chống dầu, cách điện… sử dụng cho người lao động làm việc trong những môi trường nguy hiểm như công trường xây dựng, xưởng gỗ, cơ khí, điện nước. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của bảo hộ lao động Thanh Bình để được cung cấp thông tin hữu ích nhé!

Các loại giày bảo hộ lao động
Tùy vào đặc tính của mỗi ngành nghề, công việc mà giày bảo hộ được sản xuất để phù hợp. Dưới đây là một số dòng giày bảo hộ nổi bật.
- Giày bảo hộ thời trang: Được sản xuất để phù hợp với những công việc không quá nặng nề như kỹ sư hay giám sát công trường. Giày được thiết kế theo phong cách những đôi giày thể thao để cho ae vừa có thể đi làm, vừa có thể đi chơi luôn. Một công đôi việc, cực kì tiện lợi.
- Giày bảo hộ siêu bền: Phù hợp với những công việc nặng nhọc hay làm việc trong những môi trường khó khăn, khí hậu khắc nghiệt. Chất liệu thông thường, đế cao su, PU, chất liệu bề mặt làm bằng da chống nước.
- Giày bảo hộ da: Sản phẩm phù hợp với các ngành nghề như bếp, kỹ sư điện, đóng thuyền… Chủ yếu để chống nước, chống dầu mỡ….
- Giày bảo hộ phòng sạch: Giày bảo hộ không có lót thép và mũi thép. Chỉ có khả năng chống tĩnh điện và siêu nhẹ.
- Giày bảo hộ cách điện: Sử dụng cho thợ điện, các công việc ngành điện, đảm bảo cho sự an toàn của những kỹ sư.
Cấu tạo của giày bảo hộ lao động
Giày bảo hộ lao động rất quan trọng đối với mỗi người, khi sử dụng chiếc giày bảo hộ lao động tốt sẽ giúp đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình đồng thời làm nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động. Để thực hiện tốt nhất chức năng bảo vệ đôi chân cho người lao động thì những đôi giày bảo hộ chất lượng sẽ có cấu tạo phức tạp hơn những chiếc giày thông thường như sau:
- Phần mũi giày: Phần mũi giày là phần quan trọng nhất nhằm bảo vệ đầu ngón chân khỏi bị va đập hoặc bị các vật cứng rơi vào nên thường được làm bằng thép hoặc composite ( có khả năng triệt tiêu lực va đập lên đến 200J theo tiêu chuẩn EN20345)
- Phần bề mặt ngoài giày: Được thiết kế với cấu tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau tùy nhu cầu sử dụng như da (giả da PU hoặc da thật 100%), vải Canvas, sợi Cordura, các dạng vải sợi và vật liệu tổng hợp khác. Phần bề mặt giày tùy từng cấu tạo mà có tác dụng khác nhau như chống trơn trượt, chống chịu nhiệt, chống tĩnh điện, chống cháy, có thể chống thấm nước. Dây giày làm bằng chất liệu có khả năng đàn hồi nhanh chóng và dễ dàng ôm chặt chân, giúp giữ giày chắc chắn, không bị tuột khi làm việc, hơn nữa cũng hạn chế được rủi ro bàn chân bị sưng tấy khi bị quá chặt hay áp lực cao. Ngoài ra mẫu dây giày truyền thống cũng vẫn được sử dụng trong một số loại giày bảo hộ.

- Phần đế giày: Giày bảo hộ có nhiều loại khác nhau nên cấu tạo của đế giày cũng khác nhau tùy vào từng ngành nghề. Phần lớn đế giày bảo hộ thường được làm bằng chất liệu cao su có độ đàn hồi cao nhằm tăng cường độ ma sát và giảm thiểu tối đa sự mài mòn khi sử dụng. Chính vì thế những mẫu giày bảo hộ tốt thường có các rãnh sâu ở đế để tăng độ bám, đồng thời được lót thêm tấm lót bằng kim loại hoặc composite để chống đâm xuyên khi làm việc vô tình dẫm phải đinh hoặc vật nhọn.
- Phần lót giày: Là phần nằm bên trong giày, có tác dụng giữ thăng bằng và bảo vệ lòng bàn chân không bị tổn thương khi tiếp xúc với phần đế giày lót thép. Lót giày thường làm bằng chất liệu da, vải sợi, sợi điều hòa…có khả năng hút ẩm tốt, không gây mùi, điều hòa nhiệt độ, khả năng khô nhanh, chống mài mòn. Phần lót giày này có thể tháo rời để dễ dàng vệ sinh hoặc thay mới khi sử dụng.
- Phần lưỡi giày: Là bộ phận tiếp giáp với mũi giày được dính chặt vào phần mũi giày và hai bên má giày để bảo vệ toàn diện mu bàn chân của người lao động được thông thoáng, hơn nữa phần lưỡi giày có thể co giãn giúp giày ôm sát bàn chân tốt hơn, tạo sự chắc chắn và thoải mái cho người sử dụng.
- Phần cổ giày: Là phần nằm ôm sát cổ chân người dùng, phần này được thiết kế bằng vải sợi tổng hợp hoặc mút giữ nhiệt có đệm dày phía sau để giảm tối đa sự cọ xát khi tiếp xúc giày với cổ chân khiến người dùng thoải mái hơn, không bị xước hay đau khi dùng trong thời gian dài.
- Phần gót giày: Chính là phần sau cùng của đôi giày, có tác dụng bảo vệ mắt cá chân và phía sau cổ chân của người dùng tránh những thương tổn khi làm việc. Thông thường phần gót giày được cấu tạo rất chắc chắn và cứng.
Tầm quan trọng của giày bảo hộ lao động
Giày bảo hộ lao động là một trong những thiết bị bảo hộ cá nhân quan trọng nhất, giúp bảo vệ đôi chân của người lao động khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường làm việc.
- Bảo vệ khỏi va chạm mạnh: Mũi giày được thiết kế đặc biệt giúp bảo vệ chân khỏi va đập, nhất là khi công nhân phải làm trong nhiều nguy cơ tiềm ẩn như công trường, xây dựng,…

- Bảo vệ khỏi vật sắc nhọn: Đế giày được làm từ vật liệu chống đâm thủng, bảo vệ bàn chân khỏi bị đâm xuyên bởi vật nhọn như đinh, mảnh vỡ, kim loại,…
- Bảo vệ khỏi điện giật: Một số giày bảo hộ có thiết kế với đế giày cách điện, giúp bảo vệ người lao động khỏi bị điện giật khi tiếp xúc với nguồn điện nguy hiểm.
- Ngăn ngừa trượt ngã: Đế giày bảo hộ có độ ma sát cao, giúp người lao động di chuyển an toàn trên các bề mặt trơn trượt, ẩm ướt, như: sàn nhà xưởng, sàn công trường,…
- Chống chịu hóa chất: Một số loại giày bảo hộ còn có khả năng chống hóa chất, đảm bảo người mang không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, tránh nguy cơ ăn mòn, bỏng da,..
- Chống chịu nhiệt độ: Với thiết kế lớp lót đặc biệt có chống chịu nhiệt độ cao hoặc thấp, phù hợp với môi trường làm việc đặc thù.