Găng tay bảo hộ có nhiều chức năng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Một số găng tay được thiết kế để bảo vệ chống lại các chất hóa chất, vi sinh vật, tác động cơ học hoặc nhiệt. Những găng tay này được làm từ các chất liệu như cao su, nhựa, da, sợi tổng hợp hoặc sợi tự nhiên,v.v.. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của bảo hộ lao động Thanh Bình để được cung cấp thông tin hữu ích nhé!
Găng tay bảo hộ lao động là gì?
Găng tay bảo hộ lao động là loại găng tay được đeo để bảo vệ bàn tay và cổ tay khỏi các mối nguy tiềm ẩn trong môi trường công sở, nơi làm việc và thương mại. Được chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau tương ứng với từng môi trường riêng biệt. Găng tay an toàn được thiết kế để ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng như vết cắt, hóa chất và bỏng.
Chúng ta thường phải sử dụng đôi tay khi làm việc nên rất dễ bị thương tổn. Chính vì vậy, việc sử dụng găng tay bảo hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi loại găng tay khác nhau sẽ được thiết kế tương ứng nhằm bảo vệ tối đa đôi tay trước các tác nhân gây hại. Có thể kể đến như: hóa chất, dầu mỡ, vết cắt, trầy xước, nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, hồ quang, điện áp, tĩnh điện,..
Không chỉ mang tính chất bảo vệ tay người lao động, găng tay bảo hộ lao động còn được sử dụng nhằm mục đích đảm bảo tính vệ sinh an toàn cho sản phẩm, điển hình như thực phẩm, điện tử, điện từ…
Các loại găng tay bảo hộ phổ biến hiện nay
Hiện nay, găng tay bảo hộ sản xuất với nhiều chất liệu khác nhau để phù hợp với tính chất của từng công việc khác nhau. Chính vì vậy cần lựa chọn loại găng tay phù hợp với nhu cầu sử dụng. Các loại găng tay bảo hộ phổ biến trên thị trường hiện nay gồm có:
Găng tay vải bảo hộ
Đây là loại găng tay có cấu tạo đơn giản nhất, chúng thường được làm chủ yếu từ vải sợi dệt cotton thông thường. Găng tay bảo hộ bằng vải giúp bảo vệ đôi tay khi làm các công việc có mức độ nguy hiểm thấp như làm vườn, bưng bê hàng hóa, bê gạch, trộn vữa trong xây dựng… Để tăng độ ma sát, độ bám cho găng tay thì thường trong lòng bàn tay và ngón tay được phủ thêm lớp cao su.
Găng tay bảo hộ chống hóa chất
Găng tay bảo hộ chống hóa chất được thiết kế để bảo vệ đôi tay trước các hóa chất độc hại như axit, bazo, các chất có tính ăn mòn, oxy hóa cao. Chúng thường được làm bằng các chất liệu như cao su, nitrile, latex, vinyl, PVC… Dựa vào độ dày găng tay mà chia thành 2 loại là găng tay dùng 1 lần hoặc dùng nhiều lần. Găng tay bảo hộ chống hóa chất là vật dụng cần thiết trong các ngành công nghiệp.
Găng tay bảo hộ trong y tế
Găng tay y tế được sản xuất từ nguyên liệu cao su tự nhiên hoặc tổng hợp. 2 loại găng tay y tế phổ biến nhất là găng tay nitrile và găng tay latex. Chúng có vai trò đảm bảo an toàn vệ sinh, bảo vệ tránh tiếp xúc với các nguồn có nguy cơ lây nhiễm. Găng tay y tế được sử dụng trong các ngành nghề liên quan đến sức khỏe như thẩm mỹ, phẫu thuật, xăm mình…ng nghiệp tổng hợp hóa chất, sản xuất đồ gia dụng, phòng thí nghiệm nghiên cứu…
Găng tay bảo hộ chịu nhiệt
Găng tay bảo hộ chịu nhiệt được sử dụng trong các môi trường làm việc mà tiếp xúc với nhiệt độ cao như trong nấu ăn; trong luyện gang, thép; sản xuất xi măng; hàn xì… hoặc ứng dụng trong các lĩnh vực chịu nhiệt, bức xạ nhiệt. Loại găng tay này giúp bảo vệ đôi tay của chúng ta không bị tổn thương khi làm việc với các vật liệu nóng. Chúng thường được làm từ nhiều lớp vải da, vải tráng nhôm, amiang…
Găng tay bảo hộ chống rung, va đập
Găng tay chống rung, va đập được sử dụng để bảo vệ đôi tay người lao động khi sử dụng các vật dụng có độ rung lớn như máy khoan, máy đục, búa… Chất liệu của loại găng tay này thường là da, polyester, polymer, spandex, vải bông… Trong lòng của găng ta được phủ lớp đệm giảm rung bằng da, ge hoặc lót thêm cao su xốp.
Găng tay bảo hộ chống cắt
Găng tay bảo hộ chống cắt (Cut Resistant Gloves) là loại găng tay bảo hộ lao động được thiết kế nhằm bảo vệ tay người lao động trong quá trình làm việc với vật sắc nhọn như dao, kéo, lưỡi lam, kim loại, thủy tinh, sắt, thép… Găng tay chống cắt chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, các công việc có nguy cơ bị cắt, đâm, xiên như xẻ gỗ, khoan đục…
Loại găng tay này được làm bằng chất liệu:
- Sợi dệt từ các vòng kim loại kết nối với nhau và có thể có thêm vải hoặc da để tăng cảm giác thoải mái khi đeo.
- Hoặc các loại vải tổng hợp có tính chất chống mài mòn, chống đâm, xe rách như sợi HPPE, kevlar, shaflex, spandex…
Găng tay bảo hộ cách điện
Loại găng tay này được thiết kế riêng đặc thù cho ngành điện. Không chỉ có khả năng cách điện mà loại găng tay này còn kháng lại được acid, kiềm nhẹ, chống lại được ozone (chất liệu cao su tự nhiên), có độ bền vật lý cao… Chất liệu chủ yếu để sản xuất loại găng tay này là cao su, có thể là cao su tự nhiên hoặc các dòng cao su tổng hợp.
Khả năng cách điện của loại găng tay này phụ thuộc vào độ dày của găng tay. Hiện nay có 6 cấp độ cách điện là 00, 0, 1, 2, 3, 4 tương ứng với hiệu điện thế tối đa lần lượt là 500V, 1000V, 7500V, 17kV, 26,5kV và 36kV.
Găng tay chống hồ quang điện
Găng tay chống hồ quang điện được cấu tạo từ nhiều lớp vải mềm với nhau giúp tăng khả năng chống hồ quang điện, chịu nhiệt cao, chống cháy… Bên cạnh đó để tăng thêm độ bền cho găng tay người ta còn bổ sung thêm lớp vải nomex để chúng không bị rách khi tiếp xúc với hồ quang điện.
Tác dụng găng tay bảo hộ lao động
Găng tay bảo hộ lao động có các tác dụng sau:
- Bảo vệ da tay khỏi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, dầu mỡ, chất tẩy rửa, các vật sắc nhọn… giúp hạn chế nguy cơ bị bỏng, dị ứng da và các vết thương.
- Giữ ấm cho bàn tay khi làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh giá. Một số loại găng tay bảo hộ còn có khả năng chống nước, chống thấm để bảo vệ tay trong điều kiện ẩm ướt.
- Các găng tay bảo hộ lao động dành cho những công việc đặc thù còn được thiết kế với khả năng chống rung để giảm thiểu những tác động có hại lên tay người lao động do máy móc thiết bị.
- Bảo vệ an toàn cho bàn tay khi tiếp xúc với điện áp. Đặc biệt, găng tay bảo hộ điện rất cần thiết cho những ai làm việc trong ngành điện.