Trong lĩnh vực lao động, găng tay bảo hộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ đôi tay – bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn mua găng tay đúng chuẩn. Một số sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt có thể dẫn đến nguy cơ chấn thương, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình làm việc. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến nhất khi chọn găng tay bảo hộ, hãy cùng Bảo Hộ Lao Động Thanh Bình đưa ra cách khắc phục nhé!

Có thể bạn quan tâm:
- Phân loại gang tay bảo hộ lao động
- Gang tay bảo hộ lao động là gì? Có mấy loại gang tay bảo hộ
- Găng tay bảo hộ lao động có những tác dụng gì?
1. Lựa chọn sai loại găng tay cho tính chất công việc

Nhiều người chọn găng tay bảo hộ mà không chú ý đến tính chất công việc. Điều này dẫn đến việc sử dụng loại găng tay không phù hợp, chẳng hạn:
- Dùng găng tay vải để xử lý hóa chất độc hại, dễ bị thấm và gây kích ứng da.
- Dùng găng tay cao su trong công việc cơ khí, làm tăng nguy cơ bị cắt hoặc đâm xuyên.
Hệ quả: Thiếu hiệu quả bảo vệ, gia tăng nguy cơ tai nạn lao động.
Cách khắc phục: “Phân loại công việc”
- Công việc tiếp xúc với hóa chất -> Găng tay chống hóa chất (nitrile, latex).
- Công việc xây dựng, cơ khí -> Găng tay da hoặc chống cắt.
- Công việc ở nhiệt độ cao -> Găng tay cách nhiệt.
- Kiểm tra tiêu chuẩn bảo hộ: Các chứng nhận EN388 (chống cắt, đâm xuyên), EN374 (chống hóa chất).
2. Không chú ý đến kích cỡ găng tay
Nhiều người nghĩ rằng, chọn găng tay rộng ra chút, làm việc sẽ thoải mái hơn hoặc siết chặt tay để cho thật. Thực tế điều này không đúng mà vô tình làm cho hiệu quả làm việc bị giảm sút và không thật tay.
- Găng tay quá chật: Gây khó chịu, gò bó, thậm chí giảm lưu thông máu.
- Găng tay quá rộng: Dễ tuột ra, mất cảm giác khi cầm nắm.

Hệ quả: Ảnh hưởng hiệu suất làm việc và tăng nguy cơ tai nạn.
Cách khắc phục:
- Đo kích thước bàn tay: Sử dụng bảng đo size tiêu chuẩn (S, M, L, XL).
- Thử trực tiếp: Đảm bảo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
3. Mua găng tay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Nhiều người Ham rẻ, mua sản phẩm không rõ thương hiệu hoặc xuất xứ. Tuy nhiên, những sản phẩm này thường:
- Không đảm bảo chất lượng bảo hộ.
- Nhanh hỏng, mất khả năng bảo vệ sau vài lần sử dụng.
Hệ quả: Mất chi phí thay mới, không đảm bảo an toàn lao động.
Cách khắc phục:
- Lựa chọn nhà cung cấp uy tín:
- Ưu tiên các thương hiệu lớn, có chứng nhận chất lượng (CE, ISO).
- Yêu cầu hóa đơn, chứng từ đi kèm sản phẩm.
- Kiểm tra sản phẩm trước khi mua:
- Đảm bảo đường may chắc chắn, vật liệu đúng mô tả.
4. Bỏ qua chất liệu của găng tay bảo hộ

Chọn găng tay mà không chú ý đến chất liệu, dẫn đến:
- Dùng găng tay không chống hóa chất để tiếp xúc với axit.
- Dùng găng tay không chống cắt trong công việc cơ khí.
Hệ quả: Nguy cơ tổn thương da, tiếp xúc với chất độc hại hoặc tai nạn nghiêm trọng.
Cách khắc phục:
- Hiểu rõ tính năng từng loại chất liệu:
- Nitrile: Chống hóa chất, dầu mỡ.
- Da: Chống mài mòn, cơ khí nặng.
- Vải phủ PU: Cầm nắm chính xác, công việc lắp ráp.
- Cao su thiên nhiên: Độ bám cao, môi trường ẩm ướt.
5. Không quan tâm đến cách sử dụng và bảo quản găng tay

Dù chọn được găng tay tốt, việc sử dụng không đúng hoặc bảo quản sai cách khiến sản phẩm nhanh hỏng và giảm hiệu quả bảo vệ.
Hệ quả: Tuổi thọ sản phẩm ngắn, chi phí thay mới cao.
Cách khắc phục:
- Sử dụng đúng cách:
- Đeo găng tay đúng chiều.
- Kiểm tra rách hoặc thủng trước khi dùng.
- Bảo quản sản phẩm: Làm sạch găng tay sau mỗi lần sử dụng (với găng tay dùng nhiều lần). Cất găng tay ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Việc chọn mua găng tay bảo hộ đúng cách không chỉ giúp bảo vệ đôi tay mà còn đảm bảo an toàn và hiệu quả lao động. Hãy ghi nhớ những lưu ý trên để tránh những sai lầm đáng tiếc.
Nếu bạn cần tư vấn hoặc đang tìm kiếm các loại găng tay bảo hộ chất lượng cao, hãy liên hệ với Bảo Hộ Lao Động Thanh Bình để lựa chọn được loại gang tay phù hợp với giá phải chăng nha!