Đồng phục bảo vệ là gì? Ý nghĩa của Quần áo bảo hộ lao động

Đồng phục bảo hộ lao động thường gọi tắt là đồng phục BHLĐ, đại diện cho một loại trang phục đặc biệt được thiết kế và áp dụng trong các môi trường làm việc có tiềm ẩn các nguy cơ và rủi ro đối với người lao động. Chức năng chính của đồng phục này là bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động,đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nguy hiểm như xây dựng, sản xuất, công nghiệp hóa chất, và nhiều ngành khác.

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của bảo hộ lao động Thanh Bình để được cung cấp thông tin hữu ích nhé!

Đồng phục bảo vệ là gì? Ý nghĩa của đồng phục bảo vệ với nhân viên
Đồng phục bảo vệ là gì? Ý nghĩa của đồng phục bảo vệ với nhân viên

Quần áo bảo hộ lao động là gì?

– Quần áo bảo hộ lao động là một loại trang phục được thiết kế để dành riêng cho những người lao động đặc thù và chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tương đối nguy hiểm như hóa chất, xây dựng, cơ khí, hầm mỏ, vệ sinh môi trường, y tế…

– Với mục đích nhằm hạn chế các tác động của bên ngoài, giảm thiểu tối đa tác dụng của các chất độc hại gây nguy hiểm đối với công nhân, những người đang làm việc và chính sức khỏe bản thân những người tiếp xúc thường xuyên với môi trường này.

– Do đó quần áo bảo hộ là phần quan trọng và tất yếu, không thể thiếu để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng và thế hiện sự chăm chút, quan tâm cũng như chế độ đãi ngộ tuyệt vời của doanh nghiệp công ty đối với nhân viên của mình.

Đặc điểm đặc trưng của đồng phục bảo hộ

Đồng phục bảo hộ lao động được biết đến với 2 đặc điểm riêng biệt, đó là về chất liệu và về màu sắc của đồng phục. Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về những đặc điểm đặc trưng của đồng phục bảo hộ, thì dưới đây chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn về vấn đề này.

Đặc điểm đặc trưng của đồng phục bảo hộ
Đặc điểm đặc trưng của đồng phục bảo hộ

Chất liệu sản xuất đồng phục bảo hộ lao động:

Thông thường, quần áo bảo hộ lao động sẽ được làm chủ yếu từ 4 loại chất liệu chính là vải kaki, vải cotton và vải kate, cũng như vải lanh. Mỗi một loại vải này đều sẽ đem đến cho bạn những ưu điểm và đặc tính riêng cho từng bộ trang phục.

  • Vải kaki: Đây là loại vải được xem là chất liệu phù hợp trong việc may quần áo bảo hộ lao động. Tuy nhiên, tùy theo từng ngành nghề vải kaki sẽ có sự biến tấu nhằm thích hợp với từng các công việc khác nhau.
  • Vải cotton: Đây là loại vải được sử dụng vô cùng phổ biến cho những sản phẩm đồ bảo hộ lao động, với ưu điểm là độ bền cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, độ co giãn thoải mái, đem đến sự thoải mái nhất cho người sử dụng.
  • Vải Kate: Đây là loại vải được kết hợp từ sợi cotton và sợi polyme, có ưu điểm thấm hút mồ hôi tốt và vô cùng mềm mại, cũng như dễ dàng làm sạch trong quá trình sử dụng.
  • Vải lanh: Loại vải này vô cùng mềm mại, có khả năng co giãn tốt và vô cùng thoáng mát khi mặc. Tuy nhiên thì loại vải này rất dễ bị nhăn khi giặt giũ.

Sự cần thiết của Quần áo bảo hộ

Trong các ngành công nghiệp hiện nay, có nhiều ngành luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ nguy hiểm. Vì vậy, Quần áo bảo hộ được coi là vật dụng quan trọng đối với bản thân mỗi người lao động. Đối với những ngành nghề có sự riêng biệt, các lĩnh vực khác nhau mà đặc điểm của từng loại đồng phục cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu những đặc điểm cơ bản về đồng phục bảo hộ công nhân để biết chi tiết hơn về loại trang phục này.

Tiêu chuẩn nào cho đồng phục bảo hộ lao động?

Đồng phục bảo hộ lao động là một trang phục thiết yếu đối với người lao động, giúp bảo vệ họ khỏi những tác nhân gây hại trong môi trường làm việc. Để đảm bảo an toàn cho người lao động, đồng phục bảo hộ lao động cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định.

Tiêu chuẩn nào cho đồng phục bảo hộ lao động?
Tiêu chuẩn nào cho đồng phục bảo hộ lao động?

10 tiêu chuẩn cho đồng phục bảo hộ lao động đạt chuẩn:

Chất liệu vải đồng phục bảo hộ: Đồng phục bảo hộ lao động cần được làm từ các chất liệu bền bỉ, có khả năng chống cháy, chống thấm nước, chống hóa chất,… Tùy thuộc vào loại công việc và môi trường làm việc, đồng phục bảo hộ lao động có thể được làm từ các chất liệu khác nhau như: vải kaki, vải Jean, vải chống cháy, vải chống hóa chất,…

Kiểu dáng: Đồng phục bảo hộ lao động cần có kiểu dáng phù hợp với từng loại công việc và môi trường làm việc. Ví dụ, đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng cần có kiểu dáng rộng rãi, thoải mái để dễ dàng vận động; đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân vệ sinh cần có kiểu dáng gọn gàng, dễ dàng giặt giũ; đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân trong nhà máy hóa chất cần có kiểu dáng kín đáo, bảo vệ cơ thể khỏi hóa chất,…

Tính năng: Đồng phục bảo hộ lao động cần có các tính năng bảo hộ phù hợp với từng loại công việc. Ví dụ, đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân hàn cần có tính năng chống cháy; đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân điện cần có tính năng cách điện; đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân hóa chất cần có tính năng chống hóa chất,…

Kích thước: Đồng phục bảo hộ lao động cần có kích thước phù hợp với cơ thể người lao động. Đồng phục bảo hộ lao động quá chật hoặc quá rộng sẽ khiến người lao động khó di chuyển và không đảm bảo an toàn.

Màu sắc: Màu sắc của đồng phục bảo hộ lao động cần phải nổi bật để người lao động có thể dễ dàng nhận ra nhau và nhận diện được các vị trí làm việc. Độ bền: Đồng phục bảo hộ lao động cần có độ bền cao để có thể chịu được các tác động từ môi trường làm việc.

Tính thẩm mỹ: Đồng phục bảo hộ lao động cũng cần có tính thẩm mỹ để người lao động cảm thấy thoải mái và tự tin khi mặc.

Giá cả đồng phục bảo hộ: Đồng phục bảo hộ lao động cần có giá cả phù hợp với túi tiền của người lao động và doanh nghiệp.

In thêu hương hiệu: Đồng phục bảo hộ lao động nên được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất trang phục bảo hộ lao động.

Chứng nhận chất lượng: Đồng phục bảo hộ lao động nên có chứng nhận chất lượng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *